CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT MỸ VIỆT
LỜI MỞ ĐẦU
“Hãy giữ màu xanh cho trái đất” là thông điệp mà chúng tôi muốn gởi đến cho quí vị trong toàn bộ hồ sơ/tài liệu này. Hiện nay Trái Đất đang bị đe dọa nghiêm trọng đã bị ô nhiễm nặng nề bởi chính chúng ta gây nên và từ đó sẽ gây ra những tai họa khó lường.
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học môi trường trên thế giới không ngừng tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Họ đã phải lên tiếng kêu gọi toàn nhân loại hãy “Cùng nhau làm sạch hành tinh”!
Mỗi quốc gia, mỗi thể chế chính trị dù có khác nhau nhưng luôn luôn quan tâm hoàn thiện cơ sở pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động bảo vệ môi trường.Trong đó đặc biệt quan tâm tới vấn đề tái chế, tái sử dụng và cuối cùng là xử lý triệt để (3R) các chất thải do hoạt động công nghiệp gây ra.
Vấn đề môi trường không còn giới hạn trong biên giới của một Quốc gia mà là một vấn đề Quốc tế.
Tại Việt Nam Hiến pháp 2013 có nêu rõ trong lời nói đầu: “Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường”. Và tại điều 53 của Hiếp Pháp có nêu rõ “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.”.
Trong nghị quyết của Bộ Chính Trị có nêu rõ:“Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; Góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương.”(Trích nghị quyết 41 Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá)
Trong công tác bảo vệ môi trường trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì vấn đề quản lý chất thải rắn là một trong những nội dung quan tâm hàng đầu của các cơ quan chuyên ngành và của xã hội. Để quản lý chất thải rắn đạt hiệu quả thì phải có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn sao cho hạn chế được ô nhiễm môi trường xung quanh, đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, vẫn chưa có giải pháp hoàn thiện nào không gây ra ô nhiễm thứ cấp. Đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay.
“... Thu gom và xử lý một phần rác thải công nghiệp bằng các phương pháp thích hợp, trong đó ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa khối lượng rác chôn lấp, nhất là đối với các đô thị thiếu mặt bằng làm bãi chôn lấp...”(Trích nghị quyết 41 Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trườngtrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá)
Với nhiều trăn trở, suy nghĩ, qua nhiều nghiên cứu, học hỏi. Nay chúng tôi đề xuất một số giải pháp có tính khả thi và thích nghi cao với tính chất thành phần chất thải công nghiệp tại Việt Nam. Giải pháp có thể áp dụng cho các loại chất thải gồm Rắn, lỏng, khí. Trong đó đặc biệt là chất thỉa lỏng bị nhiễm màu của các ngành như: nhuộm, in, giấy, nước rỉ rác, nhà máy mía đường ….
Trân trọng!